Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter – Porter’s Five Forces

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh Hãy cùng chúng tôi khám phá bài viết này

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là mô hình xác định và phân tích 5 yếu tố định hình và giúp xác định điểm mạnh, điểm yếu của từng ngành nghề. Phân tích 5 áp lực cạnh tranh được sử dụng để xác định cấu trúc của ngành, từ đó xác định chiến lược của công ty. Có thể nói, mô hình này được áp dụng cho bất kỳ phân khúc nào của nền kinh tế để hiểu hơn về mức độ cạnh tranh trong ngành và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là gì?

Mô hình này được tạo ra bởi giáo sư Michael Porter của Trường Kinh Doanh Harvard, giúp giải thích lý do tại sao các ngành khác nhau để có thể duy trì các mức lợi nhuận khác nhau. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh được xuất bản trong cuốn sách “Aggressive Technique: Methods for Analyzing Industries and Rivals” (Chiến Lược Cạnh Tranh – Những Kỹ Thuật Phân Tích Ngành Công Nghiệp Và Đối Thủ Cạnh Tranh) vào năm 1980. 5 áp lực này thường được sử dụng để đo lường mức độ cạnh tranh, mức độ hấp dẫn và lợi nhuận của một ngành hoặc thị trường. Có thể nói, mô hình này đã trở thành một trong những công cụ chiến lược kinh doanh phổ biến nhất và được đánh giá cao.

Porter cho rằng các công ty có thể theo dõi chặt chẽ các đối thủ, nhưng ông khuyến khích doanh nghiệp nên nhìn xa hơn các hành động của các đối thủ và kiểm tra những yếu tố khác có thể tác động đến môi trường kinh doanh. Ông đã xác định 5 yếu tố tạo nên môi trường cạnh tranh và có thể làm giảm lợi nhuận của công ty, bao gồm:

  • Đối thủ cạnh tranh trong ngành
  • Tiềm năng của những doanh nghiệp mới tham gia vào ngành
  • Sức mạnh nhà cung cấp
  • Sức mạnh khách hàng
  • Nguy cơ, đe doạ từ các sản phẩm thay thế
Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Yếu tố đầu tiên là số lượng đối thủ cạnh tranh và khả năng của những đối thủ này đe doạ công ty như thế nào. Số lượng đối thủ cạnh tranh càng lớn, đồng nghĩa với số lượng sản phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp càng nhiều thì sức mạnh của doanh nghiệp chúng ta sẽ càng giảm. Nhà cung cấp, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn, tìm kiếm sự cạnh tranh tốt hơn, nhất là trong khoản chi phí và giá cả sản phẩm. Ngược lại, khi số lượng đối thủ cạnh tranh thấp, công ty sẽ có nhiều quyền lực hơn, có thể có những chiến lược giá tốt hơn, từ đó đạt được doanh số và lợi nhuận cao hơn.

Chúng ta có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh?

Họ là ai và chất lượng sản phẩm, dịch vụ của họ so với chúng ta như thế nào?

Tiềm năng của những doanh nghiệp mới tham gia vào ngành

Ngoài đối thủ cạnh tranh ra, những doanh nghiệp mới tham gia vào ngành, thị trường cũng là mối nguy hại lớn cho tổ chức. Nếu chi phí và nỗ lực để thâm nhập thị trường ít thì nhiều doanh nghiệp sẽ muốn tham gia vào. Đặc biệt nếu thị trường này có mức độ cạnh tranh hiệu quả, trong khi đó doanh nghiệp của chúng ta ít có sự bảo vệ từ các công nghệ chủ chốt của mình. Ngược lại, nếu chúng ta xây dựng được những rào cản gia nhập bền vững và chắc chắn, thì hoàn toàn có thể bảo toàn vị trí thuận lợi và tận dụng được lợi thế một cách hợp lý.

Vị trí hiện tại của công ty có bị ảnh hưởng bởi khả năng thâm nhập thị trường của những doanh nghiệp mới không?

Làm thế nào để có được chỗ đứng trong ngành hoặc thị trường?

Chi phí cần thiết để xây dựng vị thế là bao nhiêu? Chúng ta sẽ quản lý chặt chẽ thị trường như thế nào?

Sức mạnh nhà cung cấp

Nhà cung cấp đóng vai trò rất lớn trong việc kiểm soát chi phí, họ có thể dễ dàng tăng chi phí đầu vào khiến cho tổng chi phí tăng lên. Điều này dễ bị ảnh hưởng bởi số lượng các nhà cung cấp của hàng hoá và dịch vụ, mức độ độc đáo của các yếu tố đầu vào này và chi phí mà công ty phải bỏ ra nếu muốn chuyển sang nhà cung cấp khác. Càng ít nhà cung cấp trong ngành thì công ty càng phải lệ thuộc hơn nữa vào yếu tố nhà cung cấp. Ngược lại, khi có nhiều nhà cung cấp thì công ty có thể cố định chi phí đầu vào thấp, từ đó nâng cao lợi nhuận của mình.

Chúng ta có bao nhiêu nhà cung cấp tiềm năng?

Sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà cung cấp độc đáo đến mức nào?

Sẽ tốn bao nhiêu chi phí trong việc chuyển đổi nhà cung cấp?

Sức mạnh khách hàng

Khách hàng có sức mạnh, quyền lực rất lớn trong doanh nghiệp. Cụ thể hơn, yếu tố này ảnh hưởng bởi số lượng khách hàng mà doanh nghiệp đang có, mức độ quan trọng của từng khách hàng và công ty sẽ tốn bao nhiêu chi phí để tìm ra khách hàng mới cho sản phẩm của mình. Nếu số lượng khách hàng nhỏ, điều này có nghĩa khách hàng sẽ có nhiều quyền lực hơn để thương lượng về giá cả và chất lượng sản phẩm. Ngược lại, công ty có nhiều khách hàng thì sẽ dễ dàng tính giá sản phẩm cao hơn, từ đó gia tăng được lợi nhuận.

Có bao nhiêu khách hàng hiện tại? Đơn hàng của họ có giá trị trung bình bao nhiêu?

Khách hàng sẽ phải chi trả bao nhiêu để chuyển đổi sản phẩm và dịch vụ của chúng ta sang sản phẩm và dịch vụ của đối thủ?

Khách hàng có sức mạnh, quyền lực to lớn để có thể đưa ra các điều khoản, yêu cầu cho doanh nghiệp chúng ta hay không?

Nguy cơ, đe doạ từ các sản phẩm thay thế

Sản phẩm và dịch vụ của chúng ta có thể được thay thế bởi các sản phẩm khác, khi đó khách hàng có thể chọn lựa loại sản phẩm khác để thay thế cho sản phẩm hiện tại. Ví dụ, trà, cà phê là 2 loại sản phẩm thay thế cho nhau, khi khách hàng cảm nhận được giá hoặc chất lượng của sản phẩm trà không được tốt, họ có thể chuyển sang sử dụng loại sản phẩm khác như cà phê. Như vậy, nếu doanh nghiệp của chúng ta có ít sản phẩm thay thế thì công ty sẽ có nhiều quyền lực hơn để tăng giá và lợi nhuận. Ngược lại, khi có quá nhiều sản phẩm thay thế, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn cho nhu cầu của bản thân, từ đó khiến cho sức mạnh của doanh nghiệp bị suy yếu.

Sản phẩm của chúng ta có thể thay thế bởi loại sản phẩm nào?

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ của họ so với chúng ta như thế nào?

Tổng kết

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu được mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter. Việc hiểu và áp dụng được mô hình sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình. Từ đó sử dụng tốt hơn các nguồn lực sẵn có nhằm tạo ra doanh thu và lợi nhuận tốt hơn.